1. Điều kiện sáp nhập:
- Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
- Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
- Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
- Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua;
- Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
3. Hồ sơ, tài liệu cần cung cấp:
- Phương án sáp nhập Công ty, hợp đồng sáp nhập Công ty, trong đó thể hiện: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
- Thông tin của công ty sau khi nhận Sáp nhập: Tên Công ty, trụ sở, ngành nghề kinh doanh, đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong công ty...;
- Đăng ký kinh doanh gốc của các Công ty nhận Sáp nhập và Công ty bị sáp nhập
- CMND hoặc hộ chiếu có chứng thực của chính quyền địa phương của tất cả các sáng lập viên của công ty nhận Sáp nhập;
4. Công việc
- Tư vấn giải pháp, các công việc cần làm của doanh nghiệp trước khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp;
- Soạn thảo và tư vấn hồ sơ chi tiết để thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp;
- Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và các thủ tục pháp lý khác cho công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;
- Tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhận sáp nhập 2 năm sau khi sáp nhập;
Trên đây là nội dung trao đổi sơ bộ của chúng tôi về dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp, quý khách đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi nếu có yêu cầu tư vấn chia doanh nghiệp hoặc yêu cầu pháp lý phát sinh khác nhé.