Đăng ký mã vạch

Những khó khăn trong hoạt động quản lý các sản phẩm sẽ được tháo gỡ nhờ sử dụng mã số mã vạch. Do vậy doanh nghiệp cần phải đăng ký mã vạch tạo thuận lợi trong quá trình quản lý hàng hóa của mình. Thông thường khi đăng ký mã vạch các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
Đăng ký mã vạch

Thủ tục đăng ký mã vạch bao gồm:
Để làm thủ tục đăng ký mã vạch, quý khách hàng cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;
Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN;
Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam;
Số lượng hồ sơ: 2 bộ.
Nhằm giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về mã vạch, cũng như các văn bản quy định của pháp luật về mã vạch, Icslaw cung cấp một số thông tin sau đây:

Mã vạch là gì?
Là một trong những công nghệ nhận dạng thông tin, dữ liệu tự động của các đối tượng là sản phẩm, tổ chức, dịch vụ…. nào đó dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Mã vạch giúp thuận tiện trong việc quản lý sản phẩm của các doanh nghiệp, do đó mã vạch khá quan trọng.

Tại sao cần đăng ký mã vạch?
Tại mỗi quốc gia việc đăng ký mã vạch sẽ tạo thuận lợi cho nhà nước quản lý dễ dàng, nhằm thuận tiện trong quản lý xuất sứ thông tin về sản phẩm.
Trong giao lưu thương mại Quốc tế, sử dụng mã vạch có thể chống được những sự gian lận, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp. Tạo thuận tiện khi quản lý những mặt hàng trôi nổi trên thị trường, biết được xuất xứ các loại hàng đó. Và hơn nữa là đảm bảo được thời gian giao dịch hàng hóa nhanh chóng;
Trong quản lý giao dịch mua bán có thể quản lý được kiểu dáng sản phẩm, quy cách, giá cả sản phẩm và xuất nhập kho của hàng hóa tránh những trường hợp nhầm lẫn;
Tại Việt Nam mã số mã vạch được quản lý bởi Bộ Khoa học và Công nghệ (EAN-VN) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện của EAN-VN. Do đó việc đăng ký mã vạch tại Việt Nam đều do Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng quản lý và phân phối.

Những văn bản pháp luật quy định trong mã vạch:
Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch;
Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch;
Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch;
Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Trên đây là những thông tin giúp quý khách hàng có thể tham khảo để phục vụ tốt nhất khi đăng ký mã vạch. Đôi khi có những trường hợp khác có thể xảy ra, do đó để chắc chắn hãy liên hệ trực tiếp với Icslaw, chúng tôi sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí