Khởi nghiệp - Dấn thân vào thử thách


Hầu hết các công ty không còn tồn tại sau 5 năm hoạt động vì người chủ đó không đủ "lớn". Nếu tôi không kiểm soát được bản thân mình thì tôi cũng không kiểm soát được doanh nghiệp của mình.
Khi đạt đến suy nghĩ "Tôi sẵn sàng đầu tư tiền bạc, tư trang, thời gian dành cho gia đình để có được số vốn ban đầu; tôi luôn hi vọng sẽ đạt được kết quả mong đợi, cho dù nhân viên hay khách hàng ai cũng chực chờ kiếm lợi từ tôi?" Chắc chắn người đó đã sẵn sàng khởi nghiệp.

Có phải khởi nghiệp là thành công?

Với hệ thống 16 siêu thị sách bán lẻ có quy mô từ vừa đến lớn, trên cả nước. Có thể nói doanh nghiệp sách Thành Nghĩa TP.HCM là một trong những doanh nghiệp có thị phần sách lớn trong thị trường văn hóa phẩm cả nước. Nhưng, ít ai biết, hơn 10 năm trước, doanh nghiệp được khởi nghiệp từ một ki-ốt sách nhỏ trên đường An Dương Vương (Quận 5, TP.HCM).

Tuy nhiên, con đường khởi nghiệp không dễ và không có khuôn mẫu để mỗi người cứ thế mà theo. Kinh doanh cũng như nhiều nghề nghiệp khác đòi hỏi sự nỗ lực, ý chí, bản lĩnh và kiến thức cần thiết. Mỗi năm, trên thế giới, hàng trăm, hàng ngàn người tự đứng ra khởi nghiệp kinh doanh. Có người thành công và không ít kẻ thất bại. Theo một cuộc nghiên cứu ở Mỹ thì cứ 10 doanh nghiệp sau 5 năm chỉ còn chưa đến 6 tồn tại và sau 10 năm thì 9/10 doanh nghiệp biến mất. Điều đó cho thấy không phải cứ khởi nghiệp là bạn sẽ thành công.

Bước vào con đường khởi nghiệp như thế nào?

Có nhiều lý do để bạn bắt tay vào kinh doanh. Bạn có thể có những khả năng, năng khiếu đặc biệt và cảm thấy mình có thể làm được điều gì đó tốt hơn người khác, đặc biệt là ông chủ của bạn. Bạn phát hiện ra những cơ hội kiếm nhiều tiền trong khi những người khác không thấy hoặc có thấy mà bỏ qua. Bạn có ý tưởng mới mẻ, bạn thích xây dựng cái gì đó của riêng bạn và muốn trở thành ông chủ. Hay đơn giản bạn muốn có sự linh hoạt trong công việc và muốn làm việc theo thời gian riêng của bạn và cũng có thể bạn bắt buộc phải khởi nghiệp, nếu không bạn sẽ không tồn tại.

Không nhất thiết phải có bằng cấp hay đạt điểm cao những môn học về kinh doanh hoặc sở hữu nhiều kinh nghiệm chuyên môn để vận hành một doanh nghiệp. Những yếu tố này rất hữu dụng, tuy nhiên chúng không thật sự cần thiết. Tất cả phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn muốn thành lập và bạn quyết định để vận hành nó thế nào. Khởi nghiệp nghĩa là bạn có thể chủ động về những gì bạn chọn để làm. Bạn sẽ nhanh chóng có được những kinh nghiệm trong việc đón nhận nguy cơ, khám phá cơ hội và vượt qua những thách thức.


Bắt đầu từ đâu?

Nếu bạn quyết định làm chủ một doanh nghiệp, bạn cần phát triển ý tưởng. Một ý tưởng có thể đến từ những điều truyền cảm hứng cho bạn. Nếu làm công việc yêu thích, bạn sẽ làm hăng say hơn và sẽ dễ thành công hơn.

Hãy tiến hành nghiên cứu. Tìm hiểu mọi thứ bạn có thể về nền công nghiệp, thị trường, đối thủ, sản phẩm và dịch vụ, nhà phân phối và khách hàng. Bạn cũng nên thu thập thông tin về chi phí, nguồn lực, kỹ năng và thời gian cần thiết để bắt đầu kinh doanh.

Sau khi nghiên cứu những ý tưởng, bạn cần tìm ra phương án khả thi nhất. Cách đơn giản nhất để làm điều này là hãy thực hiện một bảng phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Bạn cũng cần phải lập một kế hoạch kinh doanh, nó sẽ vạch ra đường đi rõ ràng cho bạn. Kế hoạch sẽ bao gồm những mục như tài chính, marketing, con người, cấu trúc, vấn đề pháp lý, thuế, các yêu cầu của nhà nước và địa phương... Ngay sau khi có bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên đánh giá lại một lần nữa liệu ý tưởng của bạn có thể thực hiện được. Bạn cần biết nên đầu tư bao nhiêu, khi nào bạn có thể thu lợi nhuận. Dựa trên những đánh giá này, bạn sẽ quyết định mình có nên bắt đầu khởi sự kinh doanh hay không.

Dấn thân vào thử thách

Khi bắt đầu khởi sự kinh doanh, nghĩa là bạn đang dấn thân vào thử thách, những khó khăn mà bạn thường gặp phải sẽ là: bạn có đủ những tố chất cần thiết của một doanh nhân không? Bạn có huy động đủ nguồn vốn để thành lập công ty và vận hành kinh doanh không? Liệu bạn có thể thu hút được người tài và có đủ thời gian để thực hiện những ý tưởng kinh doanh? Bạn có đủ sự hiểu biết cần thiết về kinh doanh để biến ước mơ thành tiền và công ty do bạn thành lập phát triển thịnh vượng trong tương lai hay không?

Bạn sẽ vượt qua những khó khăn này nếu có niềm tin và lòng dũng cảm. Theo một nghiên cứu, chỉ có một trong số mười người muốn kinh doanh có đủ dũng cảm để bắt đầu và bền bỉ tiếp tục theo đuổi mục tiêu. Đừng sợ thất bại. Ông bà ta đã từng đúc kết: “Thua keo này, bày keo khác”. Nỗi lo sợ thất bại, lớn hơn bất cứ thứ gì khác đã ngăn ta lại, làm tê liệt mọi hoạt động và sự thất bại sẽ trở nên không thể tránh khỏi.

Những lời cuối

Khởi sự doanh nghiệp nghĩa là phải chấp nhận những công việc khó khăn, thách thức, giờ làm việc kéo dài và những nguy cơ về tài chính. Nhưng nó cũng sẽ đem lại những phần thưởng và kinh nghiệm tuyệt vời nhất cho bạn. Bạn sẽ học những bài học giá trị về cuộc sống, kinh doanh và bản thân mình. Đặc biệt, bạn sẽ có những cái nhìn mới hơn về thế giới.

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” - Con đường khởi nghiệp gập ghềnh và đầy chông gai, chỉ có những tinh thần “dám nghĩ dám làm”, không quản ngại gian khó mới mong tìm đến đích thành công.



Có phải khởi nghiệp là thành công?

Với hệ thống 16 siêu thị sách bán lẻ có quy mô từ vừa đến lớn, trên cả nước. Có thể nói doanh nghiệp sách Thành Nghĩa TP.HCM là một trong những doanh nghiệp có thị phần sách lớn trong thị trường văn hóa phẩm cả nước. Nhưng, ít ai biết, hơn 10 năm trước, doanh nghiệp được khởi nghiệp từ một ki-ốt sách nhỏ trên đường An Dương Vương (Quận 5, TP.HCM).

Tuy nhiên, con đường khởi nghiệp không dễ và không có khuôn mẫu để mỗi người cứ thế mà theo. Kinh doanh cũng như nhiều nghề nghiệp khác đòi hỏi sự nỗ lực, ý chí, bản lĩnh và kiến thức cần thiết. Mỗi năm, trên thế giới, hàng trăm, hàng ngàn người tự đứng ra khởi nghiệp kinh doanh. Có người thành công và không ít kẻ thất bại. Theo một cuộc nghiên cứu ở Mỹ thì cứ 10 doanh nghiệp sau 5 năm chỉ còn chưa đến 6 tồn tại và sau 10 năm thì 9/10 doanh nghiệp biến mất. Điều đó cho thấy không phải cứ khởi nghiệp là bạn sẽ thành công.

Bước vào con đường khởi nghiệp như thế nào?

Có nhiều lý do để bạn bắt tay vào kinh doanh. Bạn có thể có những khả năng, năng khiếu đặc biệt và cảm thấy mình có thể làm được điều gì đó tốt hơn người khác, đặc biệt là ông chủ của bạn. Bạn phát hiện ra những cơ hội kiếm nhiều tiền trong khi những người khác không thấy hoặc có thấy mà bỏ qua. Bạn có ý tưởng mới mẻ, bạn thích xây dựng cái gì đó của riêng bạn và muốn trở thành ông chủ. Hay đơn giản bạn muốn có sự linh hoạt trong công việc và muốn làm việc theo thời gian riêng của bạn và cũng có thể bạn bắt buộc phải khởi nghiệp, nếu không bạn sẽ không tồn tại.

Không nhất thiết phải có bằng cấp hay đạt điểm cao những môn học về kinh doanh hoặc sở hữu nhiều kinh nghiệm chuyên môn để vận hành một doanh nghiệp. Những yếu tố này rất hữu dụng, tuy nhiên chúng không thật sự cần thiết. Tất cả phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn muốn thành lập và bạn quyết định để vận hành nó thế nào. Khởi nghiệp nghĩa là bạn có thể chủ động về những gì bạn chọn để làm. Bạn sẽ nhanh chóng có được những kinh nghiệm trong việc đón nhận nguy cơ, khám phá cơ hội và vượt qua những thách thức.


Bắt đầu từ đâu?

Nếu bạn quyết định làm chủ một doanh nghiệp, bạn cần phát triển ý tưởng. Một ý tưởng có thể đến từ những điều truyền cảm hứng cho bạn. Nếu làm công việc yêu thích, bạn sẽ làm hăng say hơn và sẽ dễ thành công hơn.

Hãy tiến hành nghiên cứu. Tìm hiểu mọi thứ bạn có thể về nền công nghiệp, thị trường, đối thủ, sản phẩm và dịch vụ, nhà phân phối và khách hàng. Bạn cũng nên thu thập thông tin về chi phí, nguồn lực, kỹ năng và thời gian cần thiết để bắt đầu kinh doanh.

Sau khi nghiên cứu những ý tưởng, bạn cần tìm ra phương án khả thi nhất. Cách đơn giản nhất để làm điều này là hãy thực hiện một bảng phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức). Bạn cũng cần phải lập một kế hoạch kinh doanh, nó sẽ vạch ra đường đi rõ ràng cho bạn. Kế hoạch sẽ bao gồm những mục như tài chính, marketing, con người, cấu trúc, vấn đề pháp lý, thuế, các yêu cầu của nhà nước và địa phương... Ngay sau khi có bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên đánh giá lại một lần nữa liệu ý tưởng của bạn có thể thực hiện được. Bạn cần biết nên đầu tư bao nhiêu, khi nào bạn có thể thu lợi nhuận. Dựa trên những đánh giá này, bạn sẽ quyết định mình có nên bắt đầu khởi sự kinh doanh hay không.

Dấn thân vào thử thách

Khi bắt đầu khởi sự kinh doanh, nghĩa là bạn đang dấn thân vào thử thách, những khó khăn mà bạn thường gặp phải sẽ là: bạn có đủ những tố chất cần thiết của một doanh nhân không? Bạn có huy động đủ nguồn vốn để thành lập công ty và vận hành kinh doanh không? Liệu bạn có thể thu hút được người tài và có đủ thời gian để thực hiện những ý tưởng kinh doanh? Bạn có đủ sự hiểu biết cần thiết về kinh doanh để biến ước mơ thành tiền và công ty do bạn thành lập phát triển thịnh vượng trong tương lai hay không?

Bạn sẽ vượt qua những khó khăn này nếu có niềm tin và lòng dũng cảm. Theo một nghiên cứu, chỉ có một trong số mười người muốn kinh doanh có đủ dũng cảm để bắt đầu và bền bỉ tiếp tục theo đuổi mục tiêu. Đừng sợ thất bại. Ông bà ta đã từng đúc kết: “Thua keo này, bày keo khác”. Nỗi lo sợ thất bại, lớn hơn bất cứ thứ gì khác đã ngăn ta lại, làm tê liệt mọi hoạt động và sự thất bại sẽ trở nên không thể tránh khỏi.

Những lời cuối

Khởi sự doanh nghiệp nghĩa là phải chấp nhận những công việc khó khăn, thách thức, giờ làm việc kéo dài và những nguy cơ về tài chính. Nhưng nó cũng sẽ đem lại những phần thưởng và kinh nghiệm tuyệt vời nhất cho bạn. Bạn sẽ học những bài học giá trị về cuộc sống, kinh doanh và bản thân mình. Đặc biệt, bạn sẽ có những cái nhìn mới hơn về thế giới.

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” - Con đường khởi nghiệp gập ghềnh và đầy chông gai, chỉ có những tinh thần “dám nghĩ dám làm”, không quản ngại gian khó mới mong tìm đến đích thành công.