Đạo đức kinh doanh

Trong những ngày qua, vấn đạo đức kinh doanh hầu hết được mọi người quan tâm. Chính vì sự quan tâm này mà nó xuất hiện hầu hết trên các mặt báo, không chỉ các báo hoặc tạp chí chuyên về kinh tế, mà cả trên những tờ báo xã hội.

Nguyên do cũng xuất phát từ những “sự cố nước tương” 3MCDP thời gian qua.

Đạo đức kinh doanh là gì? Theo định nghĩa của Trần Hữu Quang có bài viết trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, số ra ngày 2-8, thì “đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các hiệp hội ngành nghề hay do chính doanh nghiệp ban hành) nhằm làm sao doanh nghiệp có thễ đảm bảo trách nhiệm của mình đối với các đối tác xã hội và đối tác tài chính cũng như đối với xã hội.

Đây là định nghĩa khá đầy đủ theo diện mạo của nền kinh thế hiện đại.

Trước đây, rất nhiều người cho rằng bản thân kinh doanh đã mang ý nghĩa “phi đạo đức”. Phi đạo đức ở đây không phải là “vô đạo đức”, mà là trong kinh doanh, thì yếu tố lợi nhuận mới là ích lợi thiết thực cho doanh nghiệp, chứ đạo đức không phải là phạm trù quan tâm của doanh nghiệp (bởi nó không mang lại lợi nhuận).


Ý nghĩa này hoàn toàn sai lệch trong thời buổi mà người bắt đầu quan tâm đến giá trị thương hiệu (đôi khi chiếm 70, 80% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách).

Vì sao? Nói theo tiền sĩ Tôn Thất Nguyễn Thiêm, thì thương hiệu là hình thái thiết lập quan hệ doanh thương dựa trên một mức độ tin cậy. Và cơ sở của sự tin cậy lại chính là “niềm tin vào tính luân lý và đạo đức” của doanh nghiệp.

Do đó đạo đức kinh doanh trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh. Nghĩa là, để “chiếm lĩnh thị phần”, doanh nghiệp phải ghi được dấu ấn sâu đậm trong việc “chia sẻ tâm trí” với người tiêu dùng!

Muốn được yêu, trước hết phải tạo được niềm tin.
Tất nhiên, ở đây cũng cần phải phân biệt giữa đạo đức kinh doanh và đạo lý kinh doanh. Đạo đức kinh doanh xuất phát tự bản thân của người chủ doanh nghiệp, của doanh nghiệp. Trong khi đạo lý kinh doanh là những luật lệ bị ràng buộc xuất phát từ nhà nước, hiệp hội.
Điều này có nghĩa, đạo đức kinh doanh xuất phát từ bên trong của doanh nghiệp, mà không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Trong khi đạo lý kinh doanh chỉ xuất hiện thông qua luật doanh nghiệp hoặc chính phủ, hiệp hội ngành nghề nào đó.
Cũng chính vì hiểu sai sự khác biệt này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, cứ làm đúng luật là có đạo đức kinh doanh.

Đó là lý do các hãng nước tương (hầu hết là của Việt Nam, đau lòng!) đều bị sai phạm quy định. Còn những chai nước tương của Nestle thì không. Bởi Neslte, một trong những tập đoàn đã xây dựng niềm tảng đạo đức kinh doanh trước chúng ta cả hơn nửa thế kỷ rồi. Họ biết phải làm gì, không phải chỉ để không phạm luật kinh doanh, mà bản thân họ không cho phép họ làm điều đó.

Xét về ý nghĩa thương hiệu, thì đạo đức kinh doanh là nền tảng của sự tồn tại. Không có đạo đức kinh doanh, chắc chắn doanh nghiệp sẽ không tồn tại. Bởi thương hiệu (brand) là một sự cam kết của một doanh nghiệp với khách hàng. Nếu không có đạo đức kinh doanh, sự cam kết kia chắc chắn bị phá vỡ bởi tham lam lợi nhuận.

Nói tóm lại, để “đạo đức kinh doanh” tồn tại, một doanh nghiệp phải chấp nhận gánh chịu một chi phí lớn hơn so với những doanh nghiệp bình thường. Chẳng hạn, thay vì làm lít nước mắm tiêu chuẩn không có hại phải có 10 con cá loại 100 gram/con ngâm 100 ngày cùng với 100 gram đường. Nhưng vì chỉ có đạo lý kinh doanh, nên Chinsu chỉ bỏ vào 11 con cá loại 90 gram/con ngâm 50 ngày cùng một muỗng bột ngọt thay thế. Tất nhiên, về hương vị, chai Chinsu này vẫn đậm đà nhưng lại có thể gây hại đến người tiêu dùng và môi trường vì bột ngọt và bắt cá “chưa đủ tuổi”.

Đó là lý do mà giới học thuật kinh tế có từ “Ethic pays” (đạo đức được trả công).

Bây giờ, mình mới càng thấm thía câu nói của một doanh nhân: “Khi kinh doanh, em hãy nghĩ điều gì lớn hơn tiền, tiền ắt sẽ chảy vào túi em”.

Thử hỏi, có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam dám nghĩ điều gì đó cao hơn tiền?